Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, trong năm 2016, đã có 126.296 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; vượt 26,29% so với kế hoạch năm và bằng 108,89% so với năm 2015. Đáng chú ý, đây là năm thứ ba liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Tại các thị trường trọng điểm gồm Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc số lượng lao động đưa đi đều tiếp tục tăng so với năm 2015, cụ thể: 68.244 lao động đi Đài Loan (Trung Quốc), 39.938 lao động đi Nhật Bản (tăng 47,86%), 8.482 lao động đi Hàn Quốc (tăng 40,92%). Một số thị trường khác: Malaysia: 2.070 lao động, Ả-rập Xê-út: 4.033 lao động, An-giê-ri: 1.179 lao động, Ca-ta: 702 lao động...
Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2016 là một năm thành công của hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Việt Nam đã ký kết và đang từng bước triển khai một số Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động mới với một số nước tiếp nhận lao động như: Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia; Hiệp định hợp tác lao động Việt - Lào; Thoả thuận phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan; đặc biệt là việc ký lại Bản Ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (MOU) vào ngày 17/5/2016 giữa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, sau gần 4 năm bị gián đoạn, mở ra cơ hội đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS cho nhiều người lao động Việt Nam.
Trong năm 2017, mục tiêu sẽ đưa được 105.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó các thị trường trọng điểm tiếp tục là Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó là triển khai thực hiện các Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động đã ký với các nước Thái Lan, Lào, Australia, Malaysia và tiếp tục triển khai đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản và CHLB Đức theo các chương trình đã ký kết. Đồng thời Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đang tiến hành nghiên cứu Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025” báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
Kim Thanh - ĐCSVN
Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2016 là một năm thành công của hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Việt Nam đã ký kết và đang từng bước triển khai một số Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động mới với một số nước tiếp nhận lao động như: Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia; Hiệp định hợp tác lao động Việt - Lào; Thoả thuận phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan; đặc biệt là việc ký lại Bản Ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (MOU) vào ngày 17/5/2016 giữa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, sau gần 4 năm bị gián đoạn, mở ra cơ hội đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS cho nhiều người lao động Việt Nam.
Trong năm 2017, mục tiêu sẽ đưa được 105.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó các thị trường trọng điểm tiếp tục là Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó là triển khai thực hiện các Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động đã ký với các nước Thái Lan, Lào, Australia, Malaysia và tiếp tục triển khai đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản và CHLB Đức theo các chương trình đã ký kết. Đồng thời Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đang tiến hành nghiên cứu Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025” báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
Kim Thanh - ĐCSVN