Thông tin trên được cho biết tại hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ vào thị trường châu Âu”, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh và Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức ngày 13/6.
Bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - cho biết, châu Âu là một trong các thị trường lớn của ngành đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, với kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt 741,8 triệu USD trong năm 2016, châu Âu hiện là thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Đây cũng là thị trường lớn của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, trong đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre lá vào thị trường này đạt 95,18 triệu USD và là thị trường lớn nhất, chiếm 35% trong tổng giá trị xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ vào thị trường này trong năm qua cũng ghi nhận sự tăng trưởng 4,31%, đạt 70,70 triệu USD.
Theo đánh giá của bà An, triển vọng phát triển ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ tại thị trường châu Âu trong năm 2017 được dự báo tăng trưởng khả quan hơn nhờ các hoạt động xây dựng thị trường tại EU được đẩy mạnh. Bên cạnh đó còn do tác động của Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2018 và Hiệp định VPA/FLEGT đã được Việt Nam và Liên minh châu Âu ký tắt vào tháng 5/2017.
Thông tin về xu hướng tiêu dùng các sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ của người châu Âu, bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán thứ nhất, Phó trưởng Ban Kinh tế thương mại - Đại diện phái đoàn EU tại Việt Nam - cho hay, người châu Âu hiện nay ưa chuộng sản phẩm chất lượng cao, có tính độc đáo, thú vị. Ngoài ra họ cũng quan tâm đến các điều kiện để sản xuất sản phẩm đó, chẳng hạn như môi trường, lao động có được tuân thủ hay không. Nếu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này thì cơ hội vào thị trường rất lớn.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (Hawa) - đánh giá, EU là thị trường có truyền thống sản xuất đồ gỗ nên khi Việt Nam đưa vào EU sẽ phải cạnh tranh với chính các nhà sản xuất của EU. Tuy nhiên khi đã bán được vào EU thì đồng nghĩa với việc tiếp cận các thị trường khác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều bởi các tiêu chuẩn, quy định về mẫu mã chất lượng tại thị trường này vô cùng khắt khe.
Theo ông Phương, hiện nay hình ảnh của ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã được chú ý nhiều hơn bởi các nhà nhập khẩu - họ coi Việt Nam là nơi sản xuất đồ gỗ của thế giới. Do đó, trong thời gian qua đã có rất nhiều người mua nước ngoài đến tham gia các hội chợ về gỗ, mỹ nghệ tại Việt Nam để tìm kiếm sản phẩm. Đây là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp trong ngành và họ nên tận dụng tốt để tiếp cận khách hàng quốc tế.
Mặc dù vậy ông Phương cho rằng, các doanh nghiệp trong ngành vẫn cần cải thiện rất nhiều về mẫu mã sản phẩm cũng như việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường, lao động cũng như tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu sản xuất để có thể tăng giá trị xuất khẩu và thị phần tại châu Âu trong giai đoạn tới.
Báo Công thương - Thùy Dương
Bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - cho biết, châu Âu là một trong các thị trường lớn của ngành đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, với kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt 741,8 triệu USD trong năm 2016, châu Âu hiện là thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Đây cũng là thị trường lớn của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, trong đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre lá vào thị trường này đạt 95,18 triệu USD và là thị trường lớn nhất, chiếm 35% trong tổng giá trị xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ vào thị trường này trong năm qua cũng ghi nhận sự tăng trưởng 4,31%, đạt 70,70 triệu USD.
Theo đánh giá của bà An, triển vọng phát triển ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ tại thị trường châu Âu trong năm 2017 được dự báo tăng trưởng khả quan hơn nhờ các hoạt động xây dựng thị trường tại EU được đẩy mạnh. Bên cạnh đó còn do tác động của Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2018 và Hiệp định VPA/FLEGT đã được Việt Nam và Liên minh châu Âu ký tắt vào tháng 5/2017.
Thông tin về xu hướng tiêu dùng các sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ của người châu Âu, bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán thứ nhất, Phó trưởng Ban Kinh tế thương mại - Đại diện phái đoàn EU tại Việt Nam - cho hay, người châu Âu hiện nay ưa chuộng sản phẩm chất lượng cao, có tính độc đáo, thú vị. Ngoài ra họ cũng quan tâm đến các điều kiện để sản xuất sản phẩm đó, chẳng hạn như môi trường, lao động có được tuân thủ hay không. Nếu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này thì cơ hội vào thị trường rất lớn.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (Hawa) - đánh giá, EU là thị trường có truyền thống sản xuất đồ gỗ nên khi Việt Nam đưa vào EU sẽ phải cạnh tranh với chính các nhà sản xuất của EU. Tuy nhiên khi đã bán được vào EU thì đồng nghĩa với việc tiếp cận các thị trường khác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều bởi các tiêu chuẩn, quy định về mẫu mã chất lượng tại thị trường này vô cùng khắt khe.
Theo ông Phương, hiện nay hình ảnh của ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã được chú ý nhiều hơn bởi các nhà nhập khẩu - họ coi Việt Nam là nơi sản xuất đồ gỗ của thế giới. Do đó, trong thời gian qua đã có rất nhiều người mua nước ngoài đến tham gia các hội chợ về gỗ, mỹ nghệ tại Việt Nam để tìm kiếm sản phẩm. Đây là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp trong ngành và họ nên tận dụng tốt để tiếp cận khách hàng quốc tế.
Mặc dù vậy ông Phương cho rằng, các doanh nghiệp trong ngành vẫn cần cải thiện rất nhiều về mẫu mã sản phẩm cũng như việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường, lao động cũng như tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu sản xuất để có thể tăng giá trị xuất khẩu và thị phần tại châu Âu trong giai đoạn tới.
Báo Công thương - Thùy Dương